Bể phốt tự hoại là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Hiện nay, những câu hỏi như: Bể phốt tự hoại là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động như thế nào đang là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều gia đình. Đặc biệt là những gia đình đang có nhu cầu xây công trình tự hoại. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp nỗi băn khoăn đó cho bạn. Mời các bạn tham khảo nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách thiết kế bể phốt gia đình đúng theo tiêu chuẩn
Bể phốt tự hoại là gì?
Bể phốt tự hoại còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Bể tự hoại, bể phốt, hầm xí, hầm tự hoại,… Là nơi chứa đựng phân, nước tiểu và các nước thải sinh hoạt hàng ngày. Trải qua quá trình phân hủy dưới tác động của các vi khuẩn kỵ khí, các chất thải hữu cơ sẽ nhanh chóng chuyển thành thể lỏng. Sau đó qua hệ thống thoát nước hầm cầu sẽ thoát ra bên ngoài.
Bể phốt thường chủ yếu gắn với bồn cầu. Ngoài ra cũng có thể được gắn với một số vị trí khác như: Bồn rửa bát, lỗ thoát nước sàn nhà, nhà vệ sinh,… Thông thường, bể phốt gia đình thường được đặt ở trước sân hoặc trước vườn để thải nước ra vườn. Như vậy sẽ rất sạch sẽ và tốt cho phong thủy. Tuy nhiên, vị trí đặt bể phốt này chỉ thích hợp với những gia đình có diện tích rộng rãi.
Nếu gia đình bạn có diện tích chật hẹp thì có thể đặt bể phốt ở dưới chân cầu thang. Đây là một vị trí vô cùng hợp lý để giảm xung sát cho gia đình.
Ngày nay, xu hướng xây nhà vệ sinh khép kín càng ngày càng phổ biến. Chính vì thế, bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn đang là 2 loại bể phốt tự hoại được nhiều người sử dụng. Vậy cấu tạo và nguyên lý, cách xây dựng bể 2 loại này như thế nào.
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách xây bể phốt tự hoại gia đình loại 2 ngăn
Cấu tạo
Cấu tạo của bể phốt tự hoại gồm 2 ngăn chính đó là:
- Ngăn chứa phân, chiếm 2/3 diện tích bồn cầu.
- Ngăn lắng phân hầm cầu, chiếm 1/3 diện tích bồn cầu.
Nguyên lý hoạt động
Các chất thải sẽ thông qua bồn cầu, đi qua các đường ống nước để xuống hầm chứa. Tại bể phốt sẽ có những chất thải hóa học và sinh học. Sau đó được chuyển hóa tới các vi sinh vật, nấm men rồi phân hủy chuyển hóa thành chất bùn ở ngăn.
Sau một thời gian, phần nước có chứa các loại hợp chất sẽ lơ lửng bên trong ngăn. Sau đó đưa đến bể lắng. Tại bể lắng, nước sẽ được lọc để loại bỏ hết những tạp chất. Đồng thời khử mùi trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Cách xây dựng bể đúng kỹ thuật
Các bước để xây dựng bể phốt 2 ngăn như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải đào hố cho bể phốt. Hố này sẽ phù hợp với kích thước của bể tự hoại bạn dự định sẽ xây dựng.
Bước 2: Sau khi đào hố xong thì bạn tiến hành xây bể tự hoại. Nguyên liệu xây dựng chính đó là gạch, cát, xi măng. Để hoàn thành bể phốt tự hoại một cách tốt ưu nhất thì bạn cần phải tạo một chiếc khung tường sao cho chắc chắn. Sau khi tạo khung tường xong thì tiếp theo bạn tiến hành chia ngăn. Ngăn chứa sẽ chiếm 2/3 diện tích còn ngăn lắng chiếm 1/3 diện tích bể phốt.
Bước 3: Hoàn tất xây bể xong thì sẽ bắt đầu tiến hành lắp ống bể phốt. Cách đặt ống bể phốt cần đảm bảo 4 công đoạn chính. Bao gồm: Ống thải, ống thông, ống thoát nước và ống thoát khí.
Bước 4: Ngay sau khi bạn đã hoàn thành các bước trên thì phải tiến hành kiểm tra lại. Sau đó, bước cuối cùng là san mặt phẳng. Trong quá trình san lấp cần lưu ý độ ẩm của nước, chú ý không nên nén quá chặt hay có tác động mạnh khiến bể hư hỏng.
Xem thêm: Thông cống nghẹt Quận 1 bằng máy móc chất lượng, tiên tiến
Cấu tạo, nguyên lý, thiết kế bể phốt tự hoại 3 ngăn
Cấu tạo
Cấu tạo của bể phốt tự hoại gồm 3 ngăn chính đó là:
- Ngăn chứa chất thải, chiếm 3/5 diện tích bồn cầu.
- Ngăn lắng phân hầm cầu, chiếm 1/5 diện tích bồn cầu.
- Ngăn lọc nước, chiếm 1/5 diện tích bồn cầu
Nguyên lý hoạt động
Chất thải sẽ được chuyển từ bồn cầu đi xuống bể phốt và sau đó sẽ chuyển hóa thành bùn, công đoạn tiếp theo liên tục như vậy cho đến khi phần lớp mặt chuyển sang bể lắng.
Đến khi bể lắng đầy thì phần nước thải sẽ chuyển sang ngăn lọc và quá trình này cứ tuần hoàn liên tục xuất với khoảng thời gian có thể kéo dài lên đến 5 năm.
Bảng vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại
Dưới đây là cập nhật 2 mẫu bản vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại 2 ngăn và 3 ngăn mà bạn có thể tham khảo
Bảng vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại 2 ngăn
Bảng vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại 3 ngăn
Các lưu ý quan trọng khi thi công thiết kế bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn
Đôi khi quá trình thi công thiết kế bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn sẽ không tránh khỏi được sự sai sót, vì thế bạn cần phải lưu ý một số yếu tố như:
- Chú ý đến độ sâu từ bể cho đến mặt nước là 1m2 không được thấp hơn
- Với chiều dài của bể là 0,7m không được dưới, chiều rộng 0,5m, tỷ lệ dài rộng là 2:1
- Ống thoát nước thải không được dưới mặt nước mà phải đặt cách mặt nước 30cm
- Khi thi công thiết kế cần sử dụng gạch, bê tông thép dày, đồng thời xây kín các kẽ hở một cách cẩn thận, tỉ mỉ để tránh mạch nước ngầm ngấm vào trong bể.
Tham khảo các loại bể phốt tự hoại phổ biến hiện nay
Bể phốt bê tông đúc sẵn
Trước đây ta thường thiết kế bể phốt tự hoại bằng cách đào hầm sau đó tiến hành thi công xây dựng bằng gạch thì hiện nay người ta thường hay chuyển sang sử dụng bể phốt tự hoại bằng bê tông đúc sẵn bởi một số ưu điểm mà nó mang lại đó là:
- Có tốc độ thi công nhanh, tiết kiệm chi phí
- Có thể sử dụng được ngay sau khi hoàn thành công trình
- Có thể đáp ứng được tiến độ nhanh, khối lượng công việc cũng như hoàn thành đúng thời gian.
Bể phốt bằng nhựa composite
Đây là một trong những thiết kế mới nhất hiện nay, nhằm tiết kiệm được tối đa chi phí cho người dùng, có khả năng chịu lực tốt và đặc biệt không oxi hóa.
Bể phốt tự hoại bằng nhựa composite được thiết kế giống như bồn nước có kích đa dạng, có nhiều sự lựa chọn. Hơn nữa, với mức giá từ 3 đến 7 triệu thì bạn có thể sở hữu cho gia đình mình một sản phẩm tối ưu thời gian, nhân công, cũng như chi phí một cách đáng kể.
Qua bài viết này đã giúp bạn nắm bắt được bể phốt tự hoại? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại bể phốt hiện nay. Tôi xin cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi những gì chúng tôi chia sẻ trên đây. Chúc các bạn có được thật nhiều kiến thức hữu ích này nhé.