Bể phốt hay bể tự hoại là hạng mục xây dựng hết sức quan trọng đối với hầu hết các công trình. Tuy nhiên, để bể phốt hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng thì cần nắm rõ cấu tạo bể phốt và cách xây dựng. Để biết thêm các thông tin về kỹ thuật xây bể tự hoại, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Xem thêm: Hướng dẫn cách thiết kế bể phốt gia đình đúng theo tiêu chuẩn
Bể phốt là gì?
Chức năng bể tự hoại hay bể phốt chính là nơi để chứa các chất thải sinh hoạt, nước thải sau đó xử lý và thải ra bên ngoài. Bể tự hoại đảm bảo chất lượng nước thải đã qua xử lý tại đây trước ra ngoài môi trường phải hợp vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường. Các chất thải theo đường ống vào bể phốt. Tại đây, chất thải sẽ trải qua quá trình xử lý rồi phân hủy thành 1 phần thể lỏng.
Bể phốt thường có cấu tạo 2 hoặc 3 ngăn. Mặc dù quá trình xử lý nước thải của hai loại này tương đương nhau. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả thì bể tự hoại 3 ngăn sẽ xử lý chất thải nhanh chóng, sạch sẽ và vệ sinh môi trường hơn.
Bể phốt có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn
Bể phốt 3 ngăn sẽ bao gồm ngăn lắng, ngăn chứa và ngăn lọc. Mỗi ngăn sẽ đóng một vai trò riêng trong quá trình xử lý chất thải. Cấu tạo bể phốt 3 ngăn cụ thể như sau:
- Ngăn chứa là nơi chứa các chất thải vừa được thải ra từ bồn cầu, nhà tắm, bồn rửa, v.v. Tất cả đều chưa được xử lý hay phân hủy. Tại đây, những chất thải này sẽ dần phân hủy, chuyển thành dạng bùn và đi sang ngăn chứa tiếp theo. Các chất thải khó phân hủy còn lại sẽ được giữ lại. Ngăn chứa cũng là ngăn có diện tích lớn nhất.
- Ngăn lắng là ngăn nhận các chất thải đi từ ngăn chứa. Tại đây, quá trình lắng lọc sẽ diễn ra nhằm lọc ra các chất thải rắn, kim loại, tóc, v.v.
- Ngăn lọc là ngăn xử lý cuối cùng trước khi nước thải được thải ra ngoài môi trường. Ngăn lọc được thiết kế với cơ chế lọc lần cuối để giữ lại các chất thải có lẫn trong nước, làm sạch nước thải.
Cấu tạo bể phốt 2 ngăn
Cấu tạo bể phốt 2 ngăn chỉ đơn giản với 2 ngăn là ngăn lắng và ngăn chứa. Vai trò của hai ngăn này tương tự như các ngăn lắng và ngăn chứa của bể phốt 3 ngăn. Tuy nhiên, do không được thiết kế ngăn lọc nên hiệu quả xử lý chất thải của bể phốt 2 ngăn không được đánh giá quá cao.
Xem thêm: Dịch vụ thong cong nghet với đội ngũ nhân viên tận tình, nhiều năm kinh nghiệm
Nguyên lý hoạt động của bể chứa thải
Các chất thải sinh hoạt theo đường ống sẽ được dẫn về bể phốt và đi vào trong ngăn chứa. Tại ngăn chứa, quá trình phân hủy rác thải sẽ diễn ra nhờ hoạt động của một số loại vi khuẩn, nấm,… Các chất thải này sẽ được phân hủy thành bùn. Tuy nhiên, một số loại rác thải như tóc, kim loại hay nhựa cứng sẽ không thể phân hủy.
Sau khi bị phân hủy thành bùn, các chất thải sẽ được chuyển qua ngăn lắng và ngăn lọc. Quá trình xử lý tại hai ngăn này đã được trình bày cụ thể ở trên. Khi lượng chất thải chứa trong bể phốt đạt đến mức nhất định, thì sẽ được lắng lọc lần cuối tại ngăn lọc và đi ra ngoài để tiếp tục nhận và xử lý các chất thải mới.
Lượng rác thải khó phân hủy lắng lại trong bể phốt theo thời gian sẽ cũng dẫn phân hủy. Hoặc được dọn dẹp định kỳ bằng cách hút hầm vệ sinh, nạo vét bể phốt. Nếu không được xử lý định kỳ, các chất thải rắn khó phân hủy sẽ dần tích tụ và gây ra tình trạng tắc nghẹt đường ống thải, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì thế, tiến hành hút hầm vệ sinh, thông tắc bể phốt thường xuyên là việc rất cần thiết.
Bản vẽ thiết kế bể phốt 3 ngăn đơn giản nhất
Để thiết kế một bản vẽ cấu tạo bể phốt đúng chuẩn, đúng kỹ thuật, trước hết, bạn cần xem xét một số yếu tố sau đây:
- Xác định lưu lượng chất thải thải ra trong 1 ngày thông qua số người sử dụng hoặc tổng số thành viên của gia đình để có kích thước bể tự hoại 3 ngăn phù hợp.
- Xem xét vị trí thiết kế và đặt hầm cầu hợp lý, hợp phong thủy, để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt trong quá trình sử dụng.
Tham khảo bản vẽ cấu tạo bể phốt 3 ngăn dưới đây:
Một số lưu ý khi xây dựng bể tự hoại 3 ngăn
Khi thiết kế, xây dựng bể phốt 3 ngăn, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Không phải lúc nào bể tự hoại 3 ngăn cũng là lựa chọn tốt. Nếu lượng chất thải trong bình mỗi ngày trong khoảng 10m3 đến 20m3 thì lúc này mới nên chọn xây dựng bể phốt 3 ngăn. Hãy xác định lượng chất thải trung bình để chọn loại bể phốt phù hợp.
- Khoảng cách từ mặt đáy đến mực nước cao tối đa của bể tối thiểu phải đạt 1.2m.
- Nếu xây bể phốt dạng tròn thì bán kính ít nhất phải đạt 0.7m.
- Với bể phốt hình chữ nhật, chiều dài của bể phải có độ dài gấp 3 lần chiều rộng bể.
- Độ dày phần đáy phải đảm bảo ít nhất 15cm. Loại bê tông khuyên dùng để xây dựng là mac 200.
- Chất liệu xây thành bể có thể là bê tông hoặc gạch nung đều được, tùy vào nhu cầu và điều kiện của từng gia đình.
Một số hình ảnh thực tế của bể phốt 3 ngăn
Sau đây là một số hình ảnh thực tế về cấu tạo bể phốt 3 ngăn:
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn gồm 3 phần là ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc.
Bể phốt 3 ngăn bằng gạch nung
Bể phốt 3 ngăn bằng bê tông
Những điều cần lưu ý để đảm bảo độ hiệu quả của bể phốt
Để bể phốt hoạt động hiệu quả, bền lâu, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây trong quá trình sử dụng:
- Khi xây dựng bể phốt nên đặt thêm ống siphon để làm tăng sức chứa, tốc độ dòng chảy. Giúp bể phốt tháo nước nhanh, giảm thiểu tối đa tình trạng tắc nghẽn đồng thời bảo vệ đường ống dẫn thải.
- Đảm bảo độ kín, được chống thấm mặt trong và ngoài, tránh nước bên ngoài xâm nhập vào bể chứa hoặc tính trạng rò rỉ nước thải ra ngoài.
- Hạn chế đổ xà phòng, chất tẩy rửa vào bồn cầu, sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật phân hủy chất thải hoạt động trong bể phốt.
- Có thể sử dụng bùn vi sinh cho bể phốt để đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải.
Cấu tạo bể phốt như thế nào? Xây dựng và thiết kế ra sao? Hy vọng với các thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này thực sự hữu ích và giúp bạn có được câu trả lời.